Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng đang dần nhận ra rằng việc tái chế là không đủ để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa, chúng ta cần phải hành động ở phần gốc là các công ty có liên quan đến nhựa thay vì chỉ tập trung vào phần ngọn, điển hình là các chiến dịch giảm nhựa Zero Waste đối với người tiêu dùng. Sau đây lần lượt là 3 ý tưởng độc đáo của Muuse, MIWA và Algramo góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Phong trào ZeroWaste liệu có thể tồn tại sau đại dịch COVID-19?

Sau ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 trên trên toàn cầu, phong trào ZeroWaste không rác thải nhựa đang có dấu hiệu giảm nhiệt. Bất chấp lời tuyên bố của 125 nhà khoa học vào tháng 6 năm ngoái – thời gian đỉnh điểm của COVID-19, các bang của New York và nước Anh đã tạm ngưng lệnh cấm đối với đồ nhựa sử dụng một lần. Sau đó, Starbucks tạm thời ngừng nhận cốc cá nhân tại các cửa hàng của mình. Thị trường bao bì nhựa toàn cầu tăng từ 909 tỷ đô la vào năm 2019 và dự kiến con số này sẽ lên đến 1012 tỷ đô la vào năm 2021 – mặc dù lại có hơn 86% số bao bì không được tái chế.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đã được thiết lập lại ở các cấp chính quyền cao nhất. Điển hình là Vương quốc Anh đã công bố Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm rác thải nhựa. Sau đó, đồng loạt các nước EU như Đức, Pháp, Hy Lạp cũng đã cam kết loại bỏ nhựa sử dụng một lần vào mùa hè năm 2021. Đặc biệt ở Trung Quốc – một trong những nước gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới đã ban hành lệnh cấm đối với túi nilon và ống hút nhựa trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Càng ngày, thế giới đang nhận ra rằng chỉ tái chế thôi sẽ không thể cứu Trái Đất khỏi ô nhiễm rác thải nhựa. Các chính sách và quy định mới về nhựa của chính phủ đang ngày một nhiều. Những nỗ lực của các công ty trong việc ứng dụng vật liệu bền vững, thay thế nhựa sử dụng một lần ngày một nhân rộng. Cùng với đó là sự hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng trên trên toàn thế giới. Tất cả những điều đó giúp mở ra một cánh cửa hy vọng mới cho việc giảm thiểu tác động của ô nhiễm rác thải nhựa, trả lại màu xanh cho Trái Đất thân yêu.
Dưới đây chỉ là ba ý tưởng sáng tạo đến từ các công ty trên toàn cầu đang tích cực trong việc giảm thiểu sự hiện diện của nhựa trong quy trình vận hành của mình.
Tiện lợi nhưng không lãng phí

Ở các thành phố lớn trên trên thế giới, chuỗi cà phê Muuse đã sáng tạo ra cách loại bỏ nhựa dùng một lần khỏi quy trình nhưng vẫn giữ nguyên yếu tố tiện lợi.
Brian Reilly, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Muuse cho biết: “Chúng tôi loại bỏ đồ dùng một lần bằng cách tạo ra một mạng lưới các quán cà phê, nơi người tiêu dùng có thể thu thập và trả lại cốc và hộp đựng có thể tái sử dụng.
Không những vậy, chúng tôi cũng đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm ly cà phê giữ nhiệt, dùng nhiều lần, dù không sử dụng nhựa một lần nhưng vẫn vẫn đảm bảo được sự tiện lợi
Ở Singapore và Hồng Kông, nơi mà ảnh hưởng của COVID ít được cảm nhận rõ ràng hơn, may mắn là hoạt động kinh doanh của chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều. Trên thực tế, COVID đã thúc đẩy chúng tôi tạo ra một cơ hội mới – chúng tôi đã triển khai dịch vụ giao thức ăn trên toàn quốc với những hộp thức ăn có thể tái sử dụng ”.
Qua việc đưa sản phẩm hộp nhựa, ly take-away vào quy trình kinh doanh, Muuse thực sự đã hình thành nên một văn hóa “tận dụng-xử lý” – từng bước khiến rác thải nhựa không còn là nỗi lo của môi trường.
Bao bì thông minh, kết quả thông minh

Ở ngành hàng bán lẻ, các cửa hàng ở Paris và Thụy Sĩ đã sử dụng kệ phân phối thông minh của thương hiệu MIWA. Đó là hệ thống kệ bán hàng an toàn và thông minh, cho phép phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không cần sử dụng các loại bao bì để bảo quản. Tức là, thay vì mua một sản phẩm (như các loại hạt, gạo,…) được đóng gói kĩ càng thì giờ đây người tiêu dùng chỉ cần bấm nút và đợi cho sản phẩm được fill đầy trong dụng cụ chứa. Khi sản phẩm bên trong hệ thống kệ hết, chúng sẽ được chuyển đến nhà máy sản xuất để bơm đầy (refill). Tất cả đều được bảo quản kĩ càng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với thông điệp “Buy food, not packaging”, hệ thống kệ MIWA quả thật là một quy trình thông minh và tiện lợi, giúp hạn chế triệt để sự xuất hiện của bao bì sử dụng một lần, từ đó phần nào giúp giảm bớt gánh nặng ô nhiễm rác thải nhựa đến môi trường.
“Cuộc cách mạng hóa” các sản phẩm gia dụng

Khi nói đến dịch vụ giao hàng tận nhà, công ty Algramo cũng đã có một “cuộc cách mạng hóa” đối với ngành hàng thực phẩm, gia dụng và FMCG, được nhiều người dân ở các thành phố lớn như New York, London, Jakarta,… đón nhận.
Đó là một dịch vụ giao hàng thông minh bằng hệ thống xe chuyên dụng kết nối IoT, cho phép người mua có thể đặt chính xác lượng sản phẩm họ cần, sau đó refill đầy dụng cụ chứa của mình mà không cần phải mua một sản phẩm mới hoàn toàn. Điều đó giúp giảm thiểu rất nhiều lượng rác thải nhựa bị xả ra môi trường mỗi ngày từ những sản phẩm thức ăn, hàng tiêu dùng.
Trên đây chỉ là 3 ví dụ nhỏ về 3 doanh nghiệp đã sáng tạo thành công hệ thống tái sử dụng rác thải nhựa từ các vật phẩm tưởng chừng như đơn giản và ít chú ý đến nhất. Có thể thấy, những giải pháp đơn giản, tiện lợi như thế này đang dần thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày của người dân, mở ra một hy vọng mới về một tương lai không còn rác thải nhựa.
Nguồn: World Economic Forum