Ô nhiễm rác thải nhựa luôn là vấn đề nóng của toàn cầu. Nhất là thời điểm hiện nay khi mà thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng môi trường kép: biến đổi khí hậu tăng cao và suy giảm hệ đa dạng sinh học vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Vậy nên, giải pháp tái chế sẽ không thể nào đủ. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần có những nhận thức rõ về ô nhiễm rác thải nhựa, từ đó đề ra những hướng đi đúng đắn và lâu dài. 

rác thải nhựa

Khủng hoảng rác thải nhựa  – “vết thương” môi trường

rác thải nhựa
Rác thải nhựa nổi đầy khắp mặt biển

Từ những thước phim gây sốc về một chú chim hải âu bị giết bởi một chiếc tăm nhựa cho đến những hình ảnh về bãi rác thải nhựa khổng lồ ở biển Thái Bình Dương. Và gần đây nhất là khủng hoảng rác thải nhựa y tế sau thời điểm bùng phát đại dịch. Thật sự, những tác hại xấu xí mà rác thải nhựa gây ra đang ở mức báo động và cực kì khó lường.

Thực tế, quy mô sản xuất và tiêu thụ nhựa đã mở rộng từ những năm 1950. Ước tính trong năm 2020, đã có đến hơn 34 triệu tấn rác thải nhựa đi vào các sông, hồ và đại dương trên thế giới tương ứng với trọng lượng của 21,000 chiếc đầu tàu xe lửa. 

Và nếu thực trạng này vẫn tiếp tục mã không có những đổi mới trong việc quản lý chất thải nhựa thì vào năm 2030, tất cả các vùng biển trên trên thế giới sẽ phải hứng chịu con số rác thải nhựa khổng lồ lên lên đến 90 triệu tấn.

Không thể phủ nhận rằng, trong những năm gần đây nhận thức của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tăng lên nhanh chóng, nhiều dự luật cấm nhựa sử dụng một lần cũng vì thế mà ra đời. Đã có rất nhiều Tổ chức không ngừng tuyên truyền, nâng cao ý thức con người, nêu bật lên mối liên hệ mật thiết giữa ngành nhựa và dầu mỏ, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại đương và sự thất bại của ngành công nghiệp tái chế chất thải vẫn luôn tiếp diễn. Có thể nói, đó chính là hệ quả của việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu hóa thạch, bất chấp những lời cảnh báo, và rồi để lại cho môi trường những “vết thương” quá lớn.

Những ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe của toàn nhân loại

Trên toàn cầu, các vấn đề sức khỏe liên quan đến sản xuất nhựa ảnh hưởng không công bằng đến các cộng đồng người da đen, người bản địa, người da màu có thu nhập thấp hơn (BIPOC). Đó là bởi vì phần lớn các nhà máy hóa dầu sản xuất nhựa nằm trong các cộng đồng da màu.

Hàng nghìn hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất nhựa và hầu hết đều không được kiểm soát. Đơn cứ là Bisphenol A (BPA) – chất bị cấm trong nhiều loại nhựa tiêu dùng, gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Do đó, công nhân ngành nhựa phải chịu tỷ lệ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư.

rác thải nhựa
Một người đàn ông da màu đang thu gom rác thải nhựa 

Không phải ngẫu nhiên mà Louisiana, một điểm nóng của lĩnh vực xử lý rác thải nhựa, lại là tâm điểm của cái được gọi là “Hẻm Ung thư”. Các cộng đồng người da màu (BIPOC) đã phải hứng chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng từ rác thải nhựa trong nhiều thập kỷ.

Trên thế giới, các cơ sở xử lý rác thải nhựa (cơ sở thu gom, phân loại, xử lý, tái chế, đốt và bãi chôn lấp) hầu hết đều nằm trong các cộng đồng da màu, điều đó lại làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe đến những người dân nghèo khổ, dân trí thấp.

Liệu tái chế có đủ để chữa lành “vết thương” môi trường?

rác thải nhựa
Dòng chai nhựa làm từ vật liệu tái tái chế rPET của Coca-Cola

Giảm thiểu (reduce), tái sử dụng (reuse) và tái chế (recycle) từ lâu đã trở thành một khẩu hiệu quá quen thuộc của các Tổ chức bảo vệ môi trường, trong đó hướng đi tái chế được nhiều doanh nghiệp ngành nhựa hướng ứng nhiều nhất. Đơn cử là tháng 2 năm 2021 vừa rồi, Thương hiệu Coca-Cola đã cho ra mắt dòng sản phẩm chai “recycle” làm từ nhựa tái chế rPET. Tuy nhiên, ý tưởng này bị vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề làm sao có thể đồng bộ hóa hệ thống thu gom khi mà lượng rác thải nhựa đang quá tải. Cho nên, “recycle” là câu câu chuyện không nằm ở vật liệu mà ở khâu thu gom, rồi từ đó lại phát sinh thêm nhiều hệ lụy. 

Thứ nhất, chúng ta không thể nào có khả năng kiểm soát được hết tất cả quy trình thu gom rác thải nhựa, bởi vì lượng chất thải là quá lớn so với quy trình thu gom còn thiếu sự đồng bộ kèm theo ý thức phân loại rác thải nhựa tại nhà của người dân còn chưa cao. Chúng  ta vẫn thường mong đợi rằng tái chế sẽ giúp giải quyết được vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, thế nhưng nó có thật sự hiệu quả hay không trong chi con số nhựa được tái chế chỉ vỏn vẹn 10%.

Thứ hai, mức giá của nhựa nguyên sinh rẻ hơn rất nhiều so với nhựa tái tái chế, khiến cho sức mua không được cao, gây nhiều khó khăn cho ngành tái chế rác thải nhựa. Ví dụ điển hình là vào năm 2019, một nhà máy tái chế rác thải nhựa lớn nhất bang California đã buộc phải đóng đóng cửa, sa thải hơn 750 nhân viên do chi phí kinh doanh tăng và giá nguyên liệu tái chế giảm.

rác thải nhựa
Rác thải nhựa ở khu vực Đông Nam Á

Từ đó dẫn đến thực trạng “chủ nghĩa thực dân” rác thải nhựa khi hàng loạt những quốc gia lớn đã “đổ” một lượng rác thải nhựa khổng lồ xuống các nước đang phát triển, phổ biến nhất là Đông Nam Á. Lượng rác tahir này khi không được xử lý nghiêm ngặt, đúng cách, chúng sẽ lại gây ra ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí, môi trường,…nhất là đối với các quốc gia nghèo, dễ bị tổn thương. Và cứ thế, rác thải nhựa vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng tròn bế tắc, chưa thể có một định hướng cụ thể và lâu dài.

Tìm kiếm những giải pháp bền lâu

Tình trạng khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa trên phạm vi toàn cầu đang ngày một chuyển biến xấu. Điều đó thúc đẩy các cơ quan, tổ chức nhanh chóng đưa ra những lời giải cho bài toán khó này.

rác thải nhựa
Hạt nhựa phân hủy sinh học Coffee Bio-composite

Như đã đề cập trước, giải pháp giảm thiểu (reduce), tái sử dụng (reuse) và tái chế (recycle) đã chưa thực sự hiệu quả vì nó chỉ giải quyết ở phần ngọn là nhận thức, hành vi của người tiêu dùng trong khi những con số về rác thải nhựa thì ngày càng tăng. Vậy nên, hướng đi đúng đắn và cấp bách nhất hiện giờ chính là sử dụng nguyên liệu nhựa phân hủy sinh học – vật liệu thay thế hoàn hảo, sở hữu đầy đủ những tính năng đặc trưng của nhựa truyền thống mà không gây ô nhiễm môi trường bởi khả năng phân hủy sinh học độc đáo. Nhựa phân hủy sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên vậy nên sự ô nhiễm trong quá trình sản xuất cũng như những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người là hoàn toàn không. Hướng đi này sẽ giải quyết trực tiếp ở phần gốc – chính là những doanh nghiệp sản xuất hoặc liên quan đến ngành nhựa. Khi những sản phẩm từ nhựa phân hủy sinh học tăng lên, người tiêu dùng sẽ có một cái nhìn khác rồi sau đó từ từ thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng “xanh” bền vững . Một người thay đổi, chúng ta sẽ có một xã hội thay đổi, mục tiêu giảm ô nhiễm rác thải nhựa, trả lại màu xanh cho mẹ Trái Đất sẽ là một ngày không xa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *