Ước tính mỗi năm đã có hơn 10 triệu tấn rác thải nhựa trôi dạt vào đại dương và chỉ có 0,3 triệu tấn trong số đó là nổi trên bề mặt. Vậy phần còn lại của rác thải nhựa sẽ như thế nào và đi về đâu, hãy cùng tìm hiểu!

rác thải nhựa

Trong số hàng trăm triệu tấn chất thải nhựa mà chúng ta sản xuất mỗi năm, ước tính có khoảng 10 triệu tấn đổ vào đại dương thế nhưng lại chỉ có 0,3 tấn nhựa trôi nổi trên biển, bởi vì chúng có mật độ thấp hơn so với bề mặt nước biển. Vậy câu hỏi được đặt ra là số nhựa còn lại đã đi đâu?

Hãy thử tưởng tượng ra một mảnh bao bì túi nilon của bạn rơi xuống đường. Sau đó, một trận mưa lớn cuốn nó vào cống thoát nước mưa hoặc một con sông gần đó. Vậy nó lắng đọng ở đó không? Hay dòng sông sẽ trôi nó ra xa và rồi lại tiếp tục lắng đọng lại dưới đáy biển.

Việc tìm ra nơi mà số nhựa còn lại bị lắng đọng dưới đáy biển có thể giúp chúng ta tìm ra vùng biển nào bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của loại rác thải nhựa này để rồi nỗ lực cải tạo và làm sạch. Thế nhưng để làm được điều đó, trước mắt chúng ta phải biết được “đường đi” của các loại nhựa khác nhau. Hãy cùng khám phá xem liệu chúng ta có tìm ra rác thải nhựa hay không nhé!

Hành trình của rác thải nhựa 

rác thải nhựa
Rác thải nhựa đóng thành mảng ở vùng biển Ca-ri-bê

Như chúng ta đã biết, những mảnh nhựa lớn, giống như chai lọ sẽ phải mất nhiều thời gian để phân hủy, chúng có thể nổi trên mặt biển trong hàng trăm năm. Dòng chảy của nước, sóng và gió sẽ đưa chúng đến giữa lòng đại dương để rồi ngày qua ngày, chúng tích tụ, ứ đọng thành mảng rác thải nhựa khổng lồ trong hệ thống tuần hoàn rộng lớn của tự nhiên. 

Còn đối với các sợi rác thải nhựa thì sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Dưới tác động của bức xạ tia cực tím từ mặt trời hay do sự tác động lực mạnh từ sóng, các sợi rác thải nhựa sẽ bị vỡ ra thành các hạt vi nhựa có kích thước khoảng 5mm, thậm chí có cả những hạt vi nhựa còn nhỏ hơn cả vi khuẩn. 

Và khủng khiếp nhất đó chính là cá có thể ăn vi nhựa. Người ta ước tính rằng sẽ có 1 trong 3 con cá con người ăn hằng ngày có chứa hạt vi nhựa, về lâu về dài sẽ gây nên những ảnh hưởng tiềm tàng và nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Các hạt vi nhựa nhỏ hơn sẽ bị tiêu hóa bởi các động vật phù du, thế nhưng sau đó lại bị các động vật lớn hơn như cá, tôm,.. ăn thịt. Và rồi chúng lại tiếp tục bị đưa vào thức ăn của con người, cứ thế, vòng tuần hoàn luẩn quẩn của nhựa sẽ vẫn mãi tiếp diễn như vậy nếu con người không có một hướng đi, hành động giải quyết cụ thể.

Ở một giả thiết khác, các vi sinh vật cũng có thể phát triển trên bề mặt của vi nhựa, hình thành nên quá trình “tạo màng sinh học” đọng lại trên đất sét (clay) của các con sông. Sau đó các mảng đất sét này sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy khi chúng tiếp xúc với nước biển mặn. 

Thật sự, để định lượng được bao lâu hay bao nhiêu khối lượng rác thải nhựa bị “tạo màng sinh học” hoặc bị ăn với sinh vật biển là điều không thể nào. Với những yếu tố khó khăn và phức tạp trên, thật sự rất vô vọng để dự đoán xem rác thải nhựa nhựa cuối cùng sẽ đi về đâu.

Vô vọng nhưng đừng tuyệt vọng

Dù không thể ngăn chặn sự xuất hiện của rác thải nhựa thế nhưng để giảm thiểu nó là điều hoàn toàn nằm trong khả năng của con người. Từ những cuộc vận động kêu gọi ngừng sử dụng chưa một lần (Zero Waste) cho đến những biện pháp mạnh tay của chính phủ trong việc ngăn cấm những loại nhựa sử dụng một lần, được đông đảo người dân hưởng ứng. Và gần đây nhất là là sự ra đời của vật liệu thay thế mới có tên nhựa phân hủy sinh học – có nguồn gốc từ thiên nhiên, nổi bật với với khả năng phân hủy sinh học nhưng vẫn giữ nguyên những tính năng đặc trưng của nhựa truyền thống. Tất cả đang từng bước hướng đến một mục tiêu bền vững, hạn chế sự ô nhiễm của rác thải nhựa, trả lại màu xanh hy vọng cho Trái Đất. 

Nguồn: Tổng hợp World Economic Forum

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *