Hạt nhựa sinh học là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong ngành nhựa? Sở hữu những điểm gì nổi bật gì? Trong bài viết này Biopolymer sẽ giải đáp chi tiết mọi thứ một cách chi tiết nhất.

Hạt nhựa sinh học cà phê Biopolymer
Hạt nhựa sinh học cà phê Biopolymer

Không một ai có thể phũ nhận tính linh hoạt của nguyên liệu nhựa (chất dẻo) trong việc ứng dụng nhiều trong cuộc sống con người, hầu như lĩnh vực nào cũng có sự xuất hiện của nó. Tuy nhiên, xu thế chung của toàn cầu hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu rác thải, nhân loại cần một chất liệu khác phải vừa sở hữu khả năng linh hoạt trong ứng dụng như nhựa truyền thống, vừa phải thân thiện với môi trường.

Và đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hạt nhựa sinh học

Hạt nhựa sinh học xuất hiện và giải quyết được rất nhiều vấn đề nan giải như:

  • Giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hoá thạch hữu hạn (dầu mỏ), vì chúng vốn sẽ cạn kiệt vào một ngày nào đó
  • Ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước
Hạt nhựa sinh học trong ứng dụng sản xuất
Hạt nhựa sinh học trong ứng dụng sản xuất

Chính vì những ưu điểm trên, hạt nhựa sinh học dường như là nguồn nguyên liệu hữu ích có khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng để phục vụ cho con người.

1. Hạt nhựa sinh học là gì?

Hạt nhựa sinh học là một sản phẩm của dòng nhựa sinh học (bioplastic), được tạo ra từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như: chất béo thực vật, tinh bột, ngô, khoai, rơm, cà phê, tre, rong… 

Tuỳ vào mục đích sử dụng và nhu cầu cho từng loại sản phẩm mà hạt nhựa sinh học sẽ chứa tỷ lệ thành phần tự nhiên khác nhau, điều này cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân huỷ sinh học của vật liệu.

Một số sản phẩm từ hạt nhựa sinh học - Biopolymer
Một số sản phẩm từ hạt nhựa sinh học – Biopolymer

Một ví dụ dễ hiểu về một chiếc túi nilon được làm từ hạt nhựa sinh học chắc chắn phải được điều chỉnh, cân đo trong thành phần, ứng dụng công nghệ phù hợp để thời gian phân huỷ của chúng nhanh hơn so với một loại sản phẩm khác như ly hay chén bát dùng nhiều lần.

Ngoài ra, nếu nói về khả năng phân huỷ của hạt nhựa sinh học, thì không phải sản phẩm nào được làm từ nguyên liệu này cũng đều có thể phân huỷ hoàn toàn, có những sản phẩm chỉ phân huỷ vài chục phần trăm, cũng có sản phẩm không thể phân huỷ sinh học.

2. Tại sao chúng ta cần phải biết về hạt nhựa sinh học

  • Tình hình sử dụng rác thải nhựa hiện nay: Theo thống kê, mỗi năm thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa và nó gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu và Việt Nam thì thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thả ra biển
Hình ảnh minh họa về rác thải nhựa
Hình ảnh minh họa về rác thải nhựa
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường: Những hạt vi nhựa (microplastic) này sẽ đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… mà khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Mặt khác, Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng, oxi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng

  • Sử dụng hạt nhựa sinh học trong sản xuất: Để tìm kiếm các giải pháp vật liệu mới và hướng tới mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhựa sinh học có nhiều lợi thế (tiềm năng) khác nhau. Những tiến bộ trong cách sản xuất chúng đang cho phép sản xuất hạt nhựa sinh học với các đặc tính vật lý có thể kiểm soát được cho phép sử dụng bắt chước các đặc tính của nhựa gốc dầu. Các đặc tính của một số loại nhựa sinh học cho phép thực hiện các chức năng mới
Một số ứng dụng của hạt nhựa sinh học trong cuộc sống. Nguồn European Bioplastics
Một số ứng dụng của hạt nhựa sinh học trong cuộc sống. Nguồn European Bioplastics

3. Phân loại hạt nhựa sinh học như thế nào?

Để dễ hiểu hơn, Biopolymer sẽ giới thiệu chi tiết hơn về các loại hạt nhựa sinh học. Thông thường, hạt nhựa sinh học sẽ được phân loại dựa vào khả năng phân huỷ của chúng. Thế nên, tạm chia chúng thành 2 nhóm: 

3.1 Hạt nhựa sinh học không phân huỷ sinh học

Đây là nguyên liệu được làm từ nguồn gốc tái tạo (tinh bột, khoai, sắn, lúa mạch…) như PE, PP, PET, PA, PTT,…

Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, thành phần tinh bột sẽ lên men tạo thành ethanol, sau đó tổng hợp thành ethylene/propylene và tiếp tục trùng hợp thành sản phẩm nhựa sở hữu những đặc tính giống hệt nhựa PE / PP truyền thống mà chúng ta hay sử dụng.

Do đó, tuy loại này có nguồn gốc từ nguyên liệu tái tạo, nhưng chúng lại hoàn toàn không có khả năng phân huỷ sinh học mà chỉ phân rã mà thôi.

3.2 Hạt nhựa phân huỷ sinh học

Đây là loại nguyên liệu hạt nhựa sinh học có thể phân huỷ thành CO2, H2O, mùn, sinh khối… dưới tác động của vi sinh vật. 

Sở dĩ có sự chuyển hoá này là do sau khi lên men tinh bột thành acid lactic, trải qua quá trình polyme hoá lactide thành các phân hủy chuỗi axit polylactiide (PLA), chính acid polylactic sẽ chuyển hoá thành H2O và CO2.

Tuỳ vào tính chất hoá học của polymer cấu tạo nên nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân huỷ sinh học của chúng.

4. Một số tiêu chuẩn đánh giá hạt nhựa phân huỷ sinh học

Với thị trường đa dạng từ nguyên liệu đến sản phẩm, làm thế nào để biết được đâu là loại có thể phân huỷ sinh học? 

Câu trả lời sẽ là dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá đã được thống nhất trên thế giới. 

  • DIN CERTO COMPOSTABLE: chứng nhận của tiêu chuẩn này nói về khả năng phân huỷ thành phần phân bón sử dụng cho cây trồng.
  • TUV OK BIOBASED: chứng nhận của tiêu chuẩn này chứng minh nguồn của sản phẩm làm từ nguyên liệu tái tạo (khoai, sắn, ngô…), nhưng không có nghĩa là chúng có khả năng phân huỷ sinh học hoàn toàn.
  • USDA BIOBASED: chứng nhận của tiêu chuẩn này cũng tương tự như TUV OK BIOBASED.
  • Biogradable Product Institute Compostable (BPI): Sản phẩm sẽ phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng theo tiêu chuẩn ASTM D6400.
  • TUV OK Compost INDUSTRIAL: Sản phẩm phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp theo tiêu chuẩn EN 13432.
  • TUV OK Compost HOME: Sản phẩm sẽ phân hủy trong điều kiện tự ủ tại nhà theo tiêu chuẩn EN 13432.
  • TUV OK Biodegradable SOIL: chứng nhận cho sản phẩm sẽ phân hủy chỉ cần chôn dưới đất và không có tác động xấu tới môi trường
  • TUV OK Biodegradable WATER: chứng nhận sản phẩm sẽ phân hủy trong nước ngọt ở môi trường tự nhiên, và do đó góp phần đáng kể vào việc giảm chất thải trong sông, hồ

Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn, chứng nhận của hạt nhựa sinh học, hãy tham khảo bài viết “5 chứng nhận uy tín của hạt nhựa sinh học”.

5. Liên hệ với chúng tôi – Biopolymer

Quý khách vui lòng truy cập vào Website Biopolymer, sau đó nhấn vào mục “Liên hệ” và để lại thông tin cần thiết. Đội ngũ Biopolymer chúng tôi sẽ tư vấn các kích cỡ và báo giá trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *