Nền kinh tế phát triển đã làm tăng tốc độ tiêu dùng ở Việt Nam, kéo theo đó là những hệ lụy về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng nghiêm trọng. Chính phủ cũng đã ban hành điều luật để hạn chế thói quen sử dụng đồ nhựa, thế nhưng một số chuyên gia cảnh báo Việt Nam vẫn đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi rác thải nhựa của thế giới.
![biopolymer.vn biopolymer.vn](https://biopolymer.vn/wp-content/uploads/2021/03/onhiemracthainhua_vietnam.jpg)
Ô nhiễm rác thải nhựa và những con số biết nói
Trong năm 2020, Việt Nam đã rất thành công trong công cuộc phòng chống đại dịch, tránh được nhiều ảnh hưởng tồi tệ đến với nền kinh tế cả nước. Năm 2021, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng cao nhất so với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, kéo theo đó là những hệ lụy về sự gia tăng nghiêm trọng của rác thải. Đặc biệt với rác thải nhựa – nguyên nhân gia tăng 10 – 16% chất thải rắn mỗi năm. Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người cũng chưa có dấu hiệu chậm lại khi đã tăng từ 3,8 kg lên đến 63 kg mỗi năm kể từ năm 1999.
Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 13 triệu tấn rác mỗi năm, tương đương khối lượng của 1 Kim Tự Tháp Ai Cập, trong đó:
- 4,200,000 tấn là lượng nhựa người Việt Nam tiêu thụ mỗi năm
- 80,000 kg là lượng rác thải nhựa mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra mỗi ngày
- 90% số lượng nhựa không thể tái chế.
Không những thế, Việt Nam cũng là một trong năm quốc gia Đông Nam Á chịu trách nhiệm về việc rò rỉ rác thải nhựa trên biển với số lượng còn nhiều hơn của cả thế giới cộng lại.
Cao Vĩnh Thịnh – một phóng viên, một nhà hoạt động môi trường và là nhà sáng lập cộng đồng “Zero Waste Hà Nội” nhận định: “Việc lạm dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần đã gây ra những hậu quả khôn lường đối với môi trường. Tôi tin rằng rác thải nhựa là một thách thức rất lớn và ngày trở nên khó khăn hơn trong việc giải quyết”.
Nguồn rác thải nhựa trên thế giới đang dần đổ về Việt Nam
Vào đầu năm 2018, khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu 24 loại chất thải rắn từ phương Tây, số rác này bắt đầu chất thành đống trong các hoạt động tái chế ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Ngoài các nước trên, rác thải nhựa cũng sẽ được đưa đến các quốc gia có ít quy định hơn như Campuchia, Ghana hoặc Ethiopia. Điều đó sẽ gây ra những vấn đề tồi tệ của môi trường khi mà việc nhập khẩu chất thải diễn ra một cách ồ ạt và không có kiểm soát.
Sau lệnh cấm của Trung Quốc, nhập khẩu rác thải nhựa vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 đã tăng 200% so với năm 2017. Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27 / CT-TTg vào tháng 10 năm 2018 để tăng cường sự quản lý nhập khẩu nhằm ngăn chặn hiệu quả việc nhập khẩu phế liệu vào trong nước bất hợp pháp và không đúng quy định.
![biopolymer.vn biopolymer.vn](https://biopolymer.vn/wp-content/uploads/2021/03/taichechainhua_vietnam.jpg)
Hơn nữa, theo một báo cáo vào tháng 9 năm 2019 của Tổ chức nghiên cứu Ipsos kết luận rằng Việt Nam “có nguy cơ trở thành bãi rác của thế giới”. Có thể nói, tương lai khủng khiếp này sẽ không còn xa nếu chúng ta không có những biện pháp, chế tài đặc biệt nhằm hạn chế sự gia tăng của rác thải nhựa.
Những tín hiệu tích cực của Việt Nam trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.
Một cuộc khảo sát năm 2019 được thực hiện bởi Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: chỉ có 31% gia đình phân loại chất thải tại nguồn, và 55% người thu gom chất thải phân loại chất thải. Trong khi đó, 77% người dân có kiến thức hạn chế, hoặc hoàn toàn không có thông tin, về bản chất và sự nguy hại của rác thải nhựa.
Cuộc khảo sát đã cung cấp một số tín hiệu lạc quan rằng có gần 80% những người quan tâm đến tác động của chất thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người, và cảm thấy có trách nhiệm trong việc cắt giảm tiêu thụ nhựa hằng ngày.
Chính phủ Việt Nam cũng đã có những tuyên bố đối với việc giảm lượng sử dụng sản phẩm nhựa ở mức thấp nhất trong các cửa hàng, chợ và siêu thị vào năm 2021: “Hướng đến mục tiêu năm 2025, cả nước sẽ không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần”.
Cơ hội mới và tiềm năng của nhựa phân hủy sinh học thân thiện với môi trường
![biopolymer.vn biopolymer.vn](https://biopolymer.vn/wp-content/uploads/2021/03/nhuaairx-1400x656.jpg)
Có thể thấy tiềm năng phát triển nhựa phân hủy sinh học là rất lớn khi mà tác hại của việc ô nhiễm rác thải nhựa đang được truyền thông mạnh mẽ, song song với đó, Chính phủ cũng đã có những biện pháp chế tại đặc biệt và người dân Việt Nam cũng đang dần có ý thức hơn về việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, hướng đến những sản phẩm, vật liệu thay thế nhựa truyền thống, thân thiện với môi trường. Vì thế, nhựa sinh học đang được các công ty trong ngành nhựa Việt Nam ưa chuộng và đưa vào sản xuất, giúp thích ứng với nhu cầu thị trường và xu thế phát triển mới của ngành nhựa trên toàn cầu.
Nguồn: Southeast Asia Globe