Những sản phẩm nhựa dùng một lần đang biến mất ở Trung Quốc khi giai đoạn đầu tiên của lệnh cấm nhựa nghiêm ngặt nhất của có hiệu lực nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang xảy ra nghiêm trọng ở đất nước tỷ dân này.

Nổi bật bởi tính bền, nhẹ và linh hoạt, vì thế nên nhựa đã được sản xuất hàng loạt trong nhiều thập kỷ tại Trung Quốc. Thế nhưng hầu hết chúng đều bị vứt bỏ chỉ sau một lần sử dụng gây nên 1 lượng rác thải nhựa nhất định. Tuy nhiên khi mà con số dân số lên đến 1,5 tỷ dân thì đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác
Những con số ô nhiễm rác thải nhựa kinh hoàng của đất nước tỷ dân
Không thể phủ nhận rằng, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ nhựa lớn nhất thế giới.
Năm 2019, Trung Quốc sản xuất hơn 80 triệu tấn sản phẩm nhựa. Nhưng tình trạng thiếu tái chế và tái sử dụng đã và đang là một vấn đề nhức đầu dai dẳng, ở cả Trung Quốc và thế giới nói chung.

Các nghiên cứu cho thấy 8,3 tỷ tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu từ năm 1950 đến năm 2015, tạo ra 6,3 tỷ tấn chất thải nhựa. Khoảng 79% chất thải đó đã được bỏ đi, 12% được đốt và chỉ 9% được tái chế.
Nếu xu hướng này tiếp tục, sẽ có 12 tỷ tấn chất thải nhựa trong môi trường tự nhiên vào năm 2050, có thể tồn tại hàng trăm năm mà không bị phân hủy.
Trong đó, rác thải nhựa đã chiếm hơn 80% tổng lượng rác thải đại dương trong vùng biển của Trung Quốc.

Rác thải nhựa có thể dễ dàng xâm nhập vào các hệ sinh thái và chuỗi thức ăn của con người dưới dạng vi nhựa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi tuần, con người đã trung bình ăn 5 gam nhựa, con số này xấp xỉ gần bằng trọng lượng của một thẻ tín dụng.
Trong thời đại công nghệ số phát triển, kéo theo sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp chuyển phát nhanh, giao hàng nhanh và giao đồ ăn trên nền tảng công nghệ. Song song với lợi ích về mặt kinh tế thì hệ lụy của rác thải nhựa từ túi nilon, hộp nhựa, ly nhựa, băng keo,… cũng đang là thách thức rất lớn đối với môi trường.
Vào năm 2018, lĩnh vực chuyển phát nhanh, giao hàng nhanh của Trung Quốc đã xử lý hơn 50 tỷ bưu kiện. Ước tính, tổng chiều dài của băng keo nhựa được sử dụng lên tới 39,8 tỷ mét – đủ để quấn quanh Trái đất gần 1.000 lần.

Vào năm 2020, do COVID-19, ngành công nghiệp mang đi quốc gia ước tính đã nhận được hơn 17 tỷ đơn đặt hàng. Và các túi ni lông mang đi được sử dụng trong một ngày có thể bao phủ ít nhất 390 sân bóng đá.
Lượng rác thải nhựa từng bước cải thiện
Lệnh cấm nhập khẩu chất thải của Trung Quốc đã được ban hành vào năm 2017 nhằm ngăn chặn lượng rác thải nhựa được nhập khẩu vào Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc trở thành thành quốc gia nhập khẩu hơn một nửa lượng rác thải nhựa của thế giới.
Vào tháng 1 năm 2020, Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch mới đầy tham vọng với các mốc thời gian từng bước để cấm hoặc cắt giảm đáng kể việc sử dụng nhựa trong 5 năm tới.
- Mở đầu là đến cuối năm 2022, các tỉnh, thành phố trọng điểm sẽ bị cấm sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy và bao bì ni lông dệt thoi dùng một lần cho các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.
- Đến cuối năm 2025, các cửa hàng trên toàn quốc sẽ theo sau, kể cả băng keo nhựa khó phân hủy cũng bị cấm. Kế hoạch mới cũng áp đặt các hạn chế đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần, không phân hủy khác bao gồm cả dao, muỗng, nĩa dùng một lần.
Dự kiến, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ kiểm soát hiệu quả tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, giảm đáng kể chất thải nhựa trong các bãi chôn lấp của các thành phố trọng điểm, thiết lập một hệ thống quản lý nhựa hoàn chỉnh và đạt được tiến bộ trong việc phát triển các sản phẩm thay thế như nhựa phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.
Nguồn: CGTN