Ít ai ngờ rằng thiên nhiên có tồn tại một loài thực vật có khả năng vo tròn thành viên và có khả năng hút rác thải nhựa vào trong, làm sạch đại dương mang tên cỏ biển.

Đồng cỏ biển là một hệ sinh thái quan trọng trong việc cung cấp môi trường sống, nơi trú ẩn và là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật. Chúng đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cho sinh vật, giúp chống xói mòn bờ biển, lọc chất ô nhiễm ra khỏi nước và đặc biệt có thể hút rác thải nhựa, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đại dương.
Tại sao loài cỏ biển này lại có thể hút rác thải nhựa?
Các nhà khoa học phát hiện cỏ biển dưới nước đã làm sạch biển một cách tự nhiên bằng cách nhốt hàng triệu mảnh nhựa biển trong một quả bóng và loại bỏ chúng khỏi đại dương. Loại cỏ biển độc đáo và giàu tài nguyên này có tên khoa học là Posidonia oceanica – loài thực vật đặc trưng của vùng Địa Trung Hải.
Chúng có tên tên gọi phổ biến là cỏ Neptune. Loài cỏ này sẽ phát triển và tạo thành những đồng cỏ tươi tốt trên đáy biển ở vùng nước ven biển sâu tới 40 mét.
Khi cỏ Neptune rụng lá, các sợi cỏ sẽ đan xen vào nhau và tạo thành những hình cầu được gọi là bóng Neptune.


Những quả bóng này cung cấp một dịch vụ hệ sinh thái đáng kinh ngạc bằng cách “bẫy” các loại rác thải nhựa rồi sau đó trôi dạt lên bờ. Cụ thể hơn, các mảnh rác thải nhựa sẽ bị mắc vào những quả bóng cỏ biển. Sau khi chúng trôi vào bờ, con người chỉ cần lấy rác thải nhựa từ trong quả bóng Neptune ra và dọn dẹp lại bờ biển.


Cỏ biển đã giúp con người hút được bao nhiêu lượng rác thải nhựa?
Nhà nghiên cứu sinh vật biển Anna Sanchez-Vidal cùng các cộng sự của cô tại Đại học Barcelona ước tính rằng mỗi năm, những quả bóng sao Hải Vương này bẫy gần 900 triệu mảnh rác thải nhựa ở Biển Địa Trung Hải. Cô giải thích: “Khi có sóng lớn, những quả bóng này được đẩy từ biển vào đất liền mang theo những mảnh rác thải nhựa bên trong”

Thiên nhiên đang cố gắng từng ngày, tại sao chúng ta lại không?
Không thể phủ nhận được sự hữu ích của cỏ biển Neptune trong việc dọn dẹp rác thải nhựa ở dưới dưới đại dương. Tuy nhiên, đó vẫn chưa đủ so với con số rác thải nhựa khổng lồ đã và đang thải ra biển mỗi năm, gây ra những hiểm họa khó lường.
Ước tính, đã có ít nhất 8 triệu tấn rác thải nhựa tràn vào các đại dương trên thế giới mỗi năm, gây ra những thiệt hại khôn lường cho động vật hoang dã biển khi chúng ăn phải các hạt nhựa hoặc vướng vào túi nhựa hoặc dụng cụ đánh cá bị bỏ đi. Rác thải nhựa đã được phát hiện ở độ sâu nhất dưới đáy đại dương và thậm chí đã tìm thấy đường vào chuỗi thức ăn của con người thông qua hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ.
Vậy nên, việc hạn chế sử dụng nhựa một lần, hướng đến những sản phẩm thay thế nhựa truyền thống, điển hình là nhựa phân hủy sinh học, đang là biện pháp cấp bách nhất hiện nay nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, ô nhiễm “trắng”, từng bước trả lại cho đại dương màu xanh của hy vọng.
Nguồn: Intelligent Living