Báo cáo được công bố trên tạp chí Science về ô nhiễm nhựa ước tính có khoảng 1,3 tỷ tấn nhựa bị đưa ra cho môi trường của chúng ta – cả trên đất liền và đại dương – vào năm 2040, trừ khi có bất kỳ hành động hướng đến môi trường trên toàn thế giới được thực hiện.

Dự đoán về thực trạng ô nhiễm nhựa 20 năm tới

ô nhiễm nhựa ước tính đạt 1,3 tỷ tấn năm 2040
Ô nhiễm nhựa ước tính đạt 1,3 tỷ tấn năm 2040

Tiến sĩ Costas Velis từ Đại học Leeds cho biết con số 1,3 tỷ tấn này là “đáng kinh ngạc” nhưng hiện tại chúng ta đang có các giải pháp về công nghệ để có thể ngăn chặn cơn bão ô nhiễm nhựa kinh hoàng này.

Tiến sĩ Velis giải thích thêm: “Đây là đánh giá toàn diện về viễn cảnh trong thời gian 20 năm nữa. Thật khó để hình dung một lượng lớn như vậy, và hãy thử tưởng tượng nếu như tất cả nhựa được trải trên một mặt phẳng thì chúng có thể bao phủ hơn 1,5 lần diện tích của cả nước Anh.”

Để biến vấn đề ô nhiễm nhựa phức tạp này thành những con số, các nhà nghiên cứu đã theo dõi việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa trên khắp thế giới. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một mô hình để dự báo tình trạng ô nhiễm nhựa trong tương lai. Cái mà họ gọi là kịch bản “kinh doanh như bình thường” – dựa trên xu hướng hiện nay là tăng sản lượng nhựa và không có thay đổi đáng kể về lượng tái sử dụng và tái chế – đã đưa ra ước tính 1,3 tỷ tấn.

Bằng cách điều chỉnh mô hình của họ, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp khác nhau đến con số đó; họ đã điều chỉnh mô hình của mình để tăng khả năng tái chế, giảm sản xuất và thay thế nhựa bằng các vật liệu có sẵn khác.

ô nhiễm nhựa ước tính đạt 1,3 tỷ tấn năm 2040
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một mô hình để dự báo tình trạng ô nhiễm nhựa

Winnie Lau từ Quỹ từ thiện Pew phát biểu với BBC news rằng: “điều quan trọng hiện tại là đưa ra các giải pháp bảo vệ và giảm thiểu nhựa, nếu thực hiện được chúng ta có thể giảm tới 80% lượng nhựa đi vào đại dưng năm 2040.”

Các bước mà các nhà nghiên cứu ô nhiễm nhựa đã yêu cầu bao gồm:

  • Giảm tốc độ tăng trưởng trong sản xuất và tiêu thụ nhựa
  • Thay thế nhựa bằng giấy và vật liệu có thể phân hủy
  • Thiết kế sản phẩm và bao bì để tái chế
  • Mở rộng tỷ lệ thu gom chất thải ở các nước có thu nhập trung bình / thấp và hỗ trợ khu vực “thu gom phi chính thức”
  • Xây dựng các cơ sở để xử lý 23% nhựa không thể tái chế một cách kinh tế, như một biện pháp chuyển tiếp
  • Giảm xuất khẩu chất thải nhựa 

Nhưng ngay cả khi tất cả các hành động khả thi được thực hiện, Tiến sĩ Velis giải thích rằng mô hình cho thấy vẫn sẽ có thêm 710 triệu tấn chất thải nhựa trong môi trường trong hai thập kỷ tới.

Hiện tại, chúng ta có thể thấy rằng không có một giải pháp triệt để cho vấn đề ô nhiễm nhựa. Nhưng một vấn đề thường bị bỏ qua mà nghiên cứu này nhấn mạnh là thực tế rằng ước tính có khoảng 2 tỷ người ở miền Nam Toàn cầu không được tiếp cận với những kiến thức và việc quản lý chất thải thích hợp, vì vậy lựa chọn duy nhất của họ là chôn lấp hoặc đốt rác.

ô nhiễm nhựa ước tính đạt 1,3 tỷ tấn năm 2040
Hơn 11 ngàn người làm công việc thu gom rác thải không có chính sách đãi ngộ tốt

Mặc dù các công việc nhặt rác, thu gom rác thải, bán vật liệu tái chế ở các nước thu nhập thấp đóng 1 phần vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa toàn cầu nhưng họ lại bị thiếu các quyền cơ bản về việc làm và trang bị điều kiện làm việc an toàn. 

Sở dĩ vấn đề này có liên quan gì đến việc ô nhiễm nhựa toàn cầu hay không? Tiến sĩ Velis cho biết: “Những người nhặt rác là những người hùng thầm lặng của việc tái chế – nếu không có họ thì khối lượng nhựa xâm nhập vào môi trường nước sẽ lớn hơn đáng kể.” Các chính sách hỗ trợ họ và trang bị an toàn công việc là một phần quan trọng giúp để giải quyết vấn đề này.

Bất kể dữ liệu được dự đoán có thể bấn ổn và thiếu chính xác, nhưng nếu thế giới tiếp tục giữ tốc độ sản xuất nhựa để đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Đâu là hướng đi mới để giảm thiểu ô nhiễm nhựa?

rác thải nhựa
Nhựa phân hủy sinh học Biopolymer 

Nhiều chuyên gia đã đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế sự tăng lên của rác thải nhựa bằng các hoạt động sau:

  • Sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế từ thiên nhiên, có khả năng phân huỷ sinh học tối ưu như nhặ sinh học Coffee Bio-composite, PLA,…
  • Làm tốt khâu phân loại rác thải nhựa ở các nước xuất khẩu
  • Giáo dục và khuyến khích tiêu dùng xanh với người tiêu dùng
  • Loại bỏ những vật dụng từ nhựa truyền thống và thay thế bằng sản phẩm thân thiện môi trường.
  • Trang bị các biện pháp an toàn, chú trọng sức khoẻ của nhân viên thu gom, phân loại rác thải.

Tuy nhiên, những việc làm trên hoàn toàn không thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường khi mà dân số thế giới tăng lên kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nhựa, và cứ thế nhựa bị sản xuất ồ ạt, mất kiểm soát, gây áp lực lớn đến ngành công nghiệp tái chế. 

Vậy nên điều cốt lõi là phải kiểm soát ngay từ đầu trong khâu sản xuất nhựa chứ không phải đợi đến khi tình trạng rác thải nhựa báo động thì lại bắt đầu lên án, vạch ra cái sai ở khâu tái chế thu gom. Những nhà sản xuất, người dân và chính phủ cần có những biện pháp giải quyết ngay phần gốc của vấn đề như sử dụng nhựa phân hủy sinh học nhằm thay thế nhựa truyền thống, hạn chế việc sử dụng nguyên liệu nhựa giá trị thấp, khó tái chế. Có như thế, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, ô nhiễm đại dương mới dần được cải thiện. 

Nguồn: Tổng hợp BBC News

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *