Mới đây trong tháng 6/2021, New Zealand đã ban hành các điều luật để tiến hành quá trình cấm nhựa dùng một lần dài hạn và ước tính đến năm 2025 sẽ là cột cốc chính thức để dừng hoàn toàn việc sử dụng các loại nhựa dùng một lần này.

Dao nĩa nhựa không thể tái chế cuối cùng sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường nhựa
Dao nĩa nhựa không thể tái chế cuối cùng sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường nhựa

Tại sao công dân toàn cầu nên quan tâm: Nhựa nói chung và nhựa dùng một lần nói riêng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới bởi những công dụng tuyệt vời dường như “không thể thay thế” bởi bất kỳ vật liệu nào, sinh ra đã là một phát minh được cả thế giới công nhận và trở nên phổ biến đến mức “lạm dụng” quá đà, nhựa đã trở thành con dao hai lưỡi gây ra tác hại đáng kinh ngạc đối với môi trường và động vật hoang dã. 

Hơn một nửa lượng nhựa được sản xuất ngày nay được thiết kế để sử dụng một lần và vứt đi, gây ô nhiễm nguồn nước và góp phần vào biến đổi khí hậu. Nhiều chính phủ đang cấm sử dụng nhựa sử dụng một lần hơn bao giờ hết, nhưng cần nhiều nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi trường. Sau các lệnh cấm từ nhiều quốc gia, New Zealand là quốc gia tếp theo đưa ra điều luật cấm nhựa dùng một lần để cải thiện tình trạng môi trường trước biến động “Ô Nhiễm trắng”.

Vấn đề rác thải nhựa ở New Zealand

Rác thải nhựa luôn là một vấn đề lớn vì phần lớn rác thải không thể phân hủy. Khoảng 8% lượng chất thải theo trọng lượng của New Zealand là nhựa. Bởi vì nhựa nhẹ hơn nhiều vật liệu, theo khối lượng, người ta ước tính chúng có thể sử dụng tới 20% diện tích bãi chôn lấp. Khoảng 252.000 tấn chất thải nhựa được xử lý cho các bãi chôn lấp của New Zealand mỗi năm (dựa trên 8% trong số 3,156 triệu tấn chất thải được đưa vào bãi chôn lấp). Phần lớn trong số này là bao bì từ hàng hóa nhập khẩu.

Mặc dù New Zealand nổi tiếng là một trong những quốc gia xanh nhất thế giới, nhưng New Zealand lại gặp khó khăn trong việc quản lý chất thải nhựa, dẫn đến những thách thức trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Năm ngoái, một báo cáo của chính phủ cho thấy gần 60% các con sông của nước này bị ô nhiễm trên mức có thể chấp nhận được.

New Zealand đứng trước thực trạng rác thải nhựa dùng một lần do tỉ lệ tái chế thấp
New Zealand đứng trước thực trạng rác thải nhựa dùng một lần do tỉ lệ tái chế thấp


New Zealand đi sau phần còn lại của thế giới phương Tây trong việc quản lý chất thải, chi phí gửi chất thải đến các bãi chôn lấp ở Anh cao hơn 18 lần so với New Zealand. Không phải tất cả chất thải đều được tái chế, rất nhiều rác thải nhựa vẫn được gửi đến các bãi chôn lấp hoặc đang đi lạc vào môi trường đất, nước của chúng ta. Ngoài rác thải nhựa tại bãi chôn lấp thì nhựa thất lạc là một mối nguy hiểm hơn khi vứt đi chúng sẽ không bao giờ biến mất. 


Không phải tất cả nhựa đều được tái chế. Một số loại (PET (1) và HDPE (2)) dễ tái chế hơn những loại khác. Một số bị ô nhiễm bởi chất thải thực phẩm và tốn nhiều chi phí hơn để tái chế (hộp đựng thực phẩm và đồ uống mang đi). Một số loại nhựa (3,5,6 và 7) đơn giản là không đáng để tái chế. Nhựa thu hồi có giá trị thấp vì chúng khó tái chế hơn và / hoặc các nhà sản xuất phải vật lộn để kiếm bất kỳ lợi nhuận nào từ chúng.

Bước đầu tiến hành lệnh cấm nhựa dùng một lần

New Zealand vừa thông báo rằng họ sẽ loại bỏ nhựa dùng một lần từ năm 2022 đến năm 2025 trong nỗ lực thúc đẩy tính bền vững của môi trường. Theo Guardian , nước này sẽ cấm các dụng cụ khuấy đồ uống bằng nhựa, ống hút và dao thìa nĩa nhựa dùng một lần, cũng như bao bì thực phẩm và đồ uống bằng PVC và polystyrene. Nước này cũng thông báo ra mắt quỹ tìm kiếm các chất thay thế cho nhựa.

bước đầu trong việc cấm nhựa dùng một lần
Bước đầu trong việc cấm nhựa dùng một lần

Trong khi New Zealand đã cấm sử dụng túi nhựa vào năm 2019, sáng kiến ​​năm nay sẽ mở rộng lệnh cấm sử dụng một lần đối với các mặt hàng thường được đưa vào các bãi chôn lấp và gây ô nhiễm đất, đường thủy và đại dương. Chính phủ cũng đã công bố cam kết trị giá 50 triệu đô la cho Quỹ tái chế nhựa , sẽ ra mắt vào tháng 11 để giúp các doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp thay thế cho bao bì nhựa.

Chúng tôi ước tính chính sách mới này sẽ loại bỏ hơn 2 tỷ đồ nhựa dùng một lần khỏi các bãi chôn lấp hoặc môi trường của chúng tôi mỗi năm.” David Parker, Bộ trưởng Môi trường của New Zealand, cho biết . “Loại bỏ các loại nhựa không cần thiết và có vấn đề sẽ giúp giảm thiểu chất thải đến bãi chôn lấp, cải thiện hệ thống tái chế của chúng tôi và khuyến khích các lựa chọn thay thế có thể tái sử dụng hoặc có trách nhiệm với môi trường.

Bộ trưởng Môi trường của New Zealand
Bộ trưởng Môi trường của New Zealand nhận định về vấn đề ô nhiễm nhựa

Hiện nay, thế giới sản xuất gần 300 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Một nửa số nhựa được sản xuất được thiết kế để chỉ sử dụng một lần, bao gồm chai nước, túi và dao kéo bằng nhựa. Những vật dụng này mất từ ​​20 đến 500 năm để phân hủy, gây hại cho động vật hoang dã và ô nhiễm môi trường trên đường đi.

New Zealand đang tham gia cùng một loạt các quốc gia khác đã thực hiện các bước để ngăn chặn nhựa góp phần làm suy thoái môi trường. Năm ngoái, Anh đã công bố lệnh cấm ống hút nhựa dùng một lần, dụng cụ khuấy đồ uống và bông ngoáy tai để hạn chế việc sử dụng một số loại đồ nhựa dùng một lần. Hai bang của Úc – New South Wales và Tây Úc – gần đây đã công bố các sáng kiến chấm dứt phụ thuộc vào nhựa dùng một lần và cấm các mặt hàng độc hại vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, mội vài tổ chức cũng lên tiếng về sự tồn tại của các loại rác thải khác ngoài môi trường mà nhà nước cũng cần chú trọng và khắc phục. Đơn cử, Packaging New Zealand là một nhóm các tổ chức liên quan đến công nghiệp đóng gói nói rằng chính phủ nên phát triển một kế hoạch cụ thể hơn cho các ngành xây dựng và phá dỡ có ý thức hơn về môi trường. Hiện nay, những ngành công nghiệp này chiếm gần 50% lượng rác thải chôn lấp.

Ngoài nhựa, rác thải xây dụng cũng là vấn đề cần được khắc phục
Ngoài nhựa dùng một lần, rác thải xây dụng tại New Zealand cũng là vấn đề cần được khắc phục

Việc mở rộng lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần của New Zealand sẽ bắt đầu vào năm 2022 khi quốc gia này phát triển các sáng kiến ​​thay thế các mặt hàng từ nguyên liệu nhựa, bao gồm cốc cà phê và khăn ướt, những thứ không có trong lệnh cấm.

Liên hệ Biopolymer

Quý khách vui lòng truy cập vào Website Biopolymer, sau đó nhấn vào mục Liên hệ” và để lại thông tin cần thiết. Đội ngũ Biopolymer chúng tôi sẽ tư vấn các kích cỡ và báo giá trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: globalcitizen.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *