Hàng trăm năm trước con người đã tạo ra nhựa, sau đó sử dụng nhựa, lạm dụng nhựa và giờ ngập chìm trong “biển rác thải nhựa”

biopolymer.vn
“Biển rác thải nhựa” ở Việt Nam

Bản chất nhựa không hề xấu

Cuối thế kỷ 19, nhựa được sáng chế và kể từ đó, nhựa đã thay đổi cả thế giới nói chung và cuộc sống chúng ta nói riêng, phần lớn là theo chiều hướng tốt lên – điều mà ít có phát minh nào làm được. 

Chúng giúp việc du hành vũ trụ trở nên dễ dàng hơn, giúp con người khai hoang bao tri thức mới. Nhựa giúp giảm trọng lực của các phương tiện vận chuyển, nhờ đó mà tiết kiệm nhiên liệu hơn. Dưới dạng màng bọc, túi nilon, hộp đựng, chúng giúp giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Đặc biệt, nhựa còn cứu mạng sống của con người mỗi ngày khi chúng được sử dụng làm túi khí, mũ bảo hiểm, lồng nuôi trẻ em sinh non hay chỉ đơn giản là một bịch đồ ăn, một chai nước uống mang đến cho những người nghèo khổ, bần cùng, cần sự giúp đỡ.

biopolymer.vn
Túi thực phẩm hỗ trợ người nghèo

Những điều vừa kể trên chỉ là những lợi ích rất nhỏ so với những đóng góp mà nhựa mang lại giúp hình thành nên một kỷ nguyên dồi dào nguyên liệu.

Những mặt tối của nhựa

Từ sau cuộc phát minh nhựa thần kỳ đó, đến nay, ngành sản xuất nhựa tăng trưởng với tốc độ kinh hoàng kéo theo đó là những hệ lụy từ rác thải nhựa mà chúng ta không thể ngờ tới.

Lượng nhựa được sản xuất trong vòng 15 năm trở lại đây đã chiếm nửa tổng số nhựa từng được sản xuất từ trước đến giờ. Đã có khoảng 40% trong số hơn 448 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm là đồ chỉ dùng một lần, phần lớn trong số đó được sử dụng để đóng gói và sẽ bị vứt đi chỉ vài phút sau khi mua về. 

Coca-Cola — có thể nói là nhà sản xuất chai nhựa lớn nhất trên thế giới — đã lần đầu thừa nhận số lượng mà họ sản xuất: 128 tỉ chai nhựa mỗi năm. Kế đến là Nestlé, PepsiCo, và những công ty khác.

biopolymer.vn
Lượng chai nhựa dùng một lần trở nên quá tải

Sự tăng trưởng của ngành sản xuất đồ nhựa đã vượt quá xa tầm kiểm soát của ngành xử lý rác thải. Đã có hơn một nửa lượng chất thải nhựa không được xử lý đúng cách trên thế giới đến từ năm nước châu Á: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam. 

Hệ lụy này cứ nối tiếp những hệ lụy khác khi mà đống rác thải nhựa ấy không được xử lý triệt để dẫn đến tràn xuống biển, gây ô nhiễm đại dương. Chưa hết, chúng con phân rã thành các hạt vi nhựa rồi lẫn lẫn vào thức ăn của nhiều loại động vật kể cả con người. Nghiêm trọng hơn, chúng sẽ còn tan rã thành những hạt nano nhựa nhỏ hơn, có khả năng len lỏi vào mô thịt của cá, tôm, cua,… và con người.

Nỗ lực cứu lấy hành tinh khỏi rác thải nhựa

Đã có rất nhiều dự luật được đề ra, những chiến dịch được thực hiện, thế nhưng giải pháp đó còn diễn ra chưa đồng bộ và chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.

biopolymer.vn
Chiến dịch thu gom rác


Giải pháp lâu dài cho vấn đề rác thải nhựa chính là vật liệu mới như nhựa phân hủy sinh học kết hợp việc tăng cường tái chế, và tránh sử dụng nhựa vào những việc không cần thiết. Hơn hết, mỗi người trong chúng ta nên có những nhận thức về tầm nghiêm trọng của rác thải nhựa, từ đó mới có thể có cho mình những biện pháp mang tính cá nhân như hạn chế việc dùng đồ nhựa, thay thế bằng vật liệu mới như nhựa phân hủy sinh học, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, trả lại mảng “xanh” hy vọng của hành tinh chúng ta.

biopolymer.vn
Nhựa phân hủy sinh học Biopolymer

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *